Người Dược Sĩ và những nỗi khổ không phải ai cũng hiểu được

2067

Để có được thành công một người Dược sĩ bán thuốc phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả mà không phải ai cũng có thể hiểu được.

con-duong-tro-thanh-duoc-si-gioi-trong-nganh-y-duoc-1024x666

Những nỗi khổ của người dược sĩ mà không ai có thể hiểu được

Theo các Dược sĩ đang công tác tại Cao đẳng y Dược TPHCM thì đằng sau sự thành công của một người Dược sĩ trên cương vị bán thuốc giúp người là những khó khăn và vất vả không phải ai cũng hiểu được. Đồng ý là nghề nào cũng có những khó khăn và những nỗi khổ riêng nhưng những áp lực và nỗi vất vả nghề Y Dược là nhiều nhất và nặng nề nhất.

Sau đây là những nỗi niềm của người Dược sĩ mà họ dấu kín và giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như đồng cảm với những người giúp bạn tìm lại được sức khỏe tốt nhất khi đau ốm.

Người Dược sĩ không có khái niệm “ngày nghỉ”

Ở nước ta quy định giờ làm việc hành chính văn phòng là 8 giờ một ngày. Ngoài ra còn được nghỉ ngơi những ngày cuối tuần để lấy lại sức khỏe và dành thời gian cho gia đình sau một tuần làm việc mệt mỏi. Nhưng đối với người Dược sĩ thì không bao giờ có khái niệm ngày nghỉ dù là cuối tuần hay thậm chí là cả những ngày tết. Thì chính những ngày đó là những ngày mà các Dược sĩ làm việc nhiều và vất vả nhất.

Đối với người Dược sĩ đã không có ngày nghỉ trong tuần đã đành mà ngay cả thời gian nghỉ ngơi cũng vô cùng ít ỏi. Ngay sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Dược, dược sĩ phải chấp nhận làm việc mọi lúc mọi nơi, dù là buổi trưa hay buổi tối, ngay cả những lúc trời đã khuya mà khách có nhu cầu thì cũng sẵn sàng kê toa cho khách.

Những bữa ăn vội vàng, giấc ngủ dở dang là điều thường gặp trong cuộc sống của dược sĩ nhà thuốc. Để phục vụ chăm sóc sức khỏe người khác, họ không ngần ngại hi sinh sức khỏe của mình để đem lại sức khỏe cho những người đang cần những toa thuốc của mình để mau chóng lấy lại sức khỏe.

Thường xuyên đối mặt với những trò đùa quá trớn của khách hàng

Mỗi ngày Dược sĩ phải đối diện với rất nhiều khách hàng khác nhau và vô vàn những tình huống dở khóc dở cười và hết sức khó đỡ. Đối với những khách hàng đã tư vấn chi tiết về liều lượng cũng như cách dùng thế không hiểu được hết rồi bắt đền ngược lại người dược sĩ và cho là bán thuốc “lởm”. Ngoài ra còn có những vị khách đến mua thuốc những với những lời nói ve vãn và những câu hỏi hết sức nhạy cảm. Những điều này đòi hỏi người Dược sĩ phải chắc chắn về chuyên ngành và khả năng xử lý tình huống khéo léo và linh hoạt.

duoc-si-gioi

Dược sĩ và những khó khăn trong ngành

Có rất ít thời gian được chăm chút bản thân

Đối với người Dược sĩ trang phục đẹp nhất của họ là chiếc áo blouse trắng và họ sử dụng từ sáng đến tối. Cho dù trời nắng hay mưa, có lạnh hay nóng đi chăng nữa người Dược sĩ vẫn phải tuân thủ quy định của ngành đã đặt ra. Không được váy áo hay trang sức, nước hoa để xinh đẹp như những ngành nghề khác.

Áp lực công việc là rất lớn

Với nhiệm vụ quan trọng là kê toa thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ để giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe đòi hỏi người Dược sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. Nếu không có trình độ chuyên môn và y đức nghề nghiệp có thể dẫn đến những sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó với nghề Dược sĩ nói riêng và y dược nói chung, bất cứ sai lầm nào đều không được phép xảy ra, dù là sai lầm nhỏ nhất.

Nghề Dược lãi rất ít

Rất nhiều người có ý nghĩ “người dược sĩ nhiều tiền lắm”, “nghề bán thuốc chắc lãi nhiều lắm”, . Tuy nhiên tất cả chỉ là lời đồn thổi và chỉ nhìn từ bề ngoài, đằng sau mỗi toa thuốc là bao nỗi vất vả của dược sĩ mà thu nhập của Dược sĩ Cao đẳng chẳng lời lãi chẳng là bao.Thậm chí nhiều mặt hàng chỉ lãi 500 – 1000đ là điều không hiếm gặp đối với người Dược sĩ.

Mặc dù có nhiều khó khăn, vất vả và nhiều áp lực nhưng đem lại được sức khỏe cho bệnh nhân là niềm hạnh phúc của họ vì đã góp phần vào công cuộc bảo vệ sức khỏe cho người dân. Người Dược sĩ vẫn đang ngày ngày phục vụ người dân với sự nhẫn nại và không một lời trách móc…

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net

 

Chia sẻ